Cáu Cặn là kết quả của quá trình kết tủa các khoáng chất trong nước.
Cáu cặn thông thường nhất là canxi carbonate, canxi sulfate và cặn silíc.
Cáu cặn hình thành trên bề mặt trao đổi nhiệt có thể rất cứng và rất khó loại bỏ. Cáu cặn sẽ làm giảm công suất trao đổi nhiệt và làm giảm hiệu suất năng lượng của hệ thống.
Ăn mòn là sự phá hủy dần dần các vật liệu (thường là kim loại) thông qua phản ứng hóa học hoặc phản ứng điện hóa với môi trường.
Gỉ sắt – sự hình thành của các oxit sắt – là một ví dụ nổi tiếng của ăn mòn điện hóa.
Hoá chất chống cáu cặn nồi hơi có tác dụng gì?
Đối với các hệ thống công nghiệp chưa bị cáu cặn hiều, hoá chất chống cáu cặn có nhiệm vụ là:
Thay đổi ngưỡng kết tủa: Các hoá chất chống cáu cặn khi đưa vào đường ống sẽ hoà tan muối trong nước để ngăn chặn việc hình thành kế tủa
Biến đổi cặn, thay đổi dạng tinh thể: Các Ion âm trong hoá chất sẽ bám dính vào Ion dương của cáu cặn làm phá vỡ cân bằng điện tích khiến cáu cặn mềm hơn và không có khả năng bám dính để hình thành cáu cặn.
Phân tán cáu cặn: Các chất trong hoá chất chống cáu cặn sẽ phân tán các cáu cặn nhỏ,
chống cho chúng liên kết với nhau tạo thành mảng bám
Những đặc điểm tuyệt vời của hóa chất chống cáu cặn
- Hạn chế hình thành cáu cặn tuyệt vời
- Khả năng chống ăn mòn và chống rỉ sét hiệu quả
- Có thể kết hợp với hóa chất, dung dịch diệt rong rêu mà không ảnh hưởng đến độ pH
- Thân thiện và tiết kiệm đáng kể nguồn năng lượng tiêu hao do cáu cặn gây ra